Diễn đàn  Trang ChínhTrang Chính  Lịch  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Diễn đàn CÂU LẠC BỘ TRẺ phường EaTam- TP. Buôn Ma Thuột- DakLak


 

Share | 

 

BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ EmptyFri Aug 26, 2011 9:43 pm

Admin
Admin

Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương

https://caulacbotre1806.forumvi.com
 
Giới tính : Nam
Tuổi : 33
Tiền thưởng$ : 316
Yêu thích : 5
Tổng số bài gửi : 123
Gia Nhập : 21/08/2011
Đến từ : Câu Lạc Bộ Trẻ Phường EATAM-BMT

Bài gửiTiêu đề: BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ

1. Tôi bảo:

Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ
"Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt. Ai làm chậm cũng bị phạt.
2. Bắn tàu:

(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng
toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG.
Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn.
(chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

3. Truyền Điện

Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số
Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời
gian : 20 --> 30 phút
Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng
hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở
hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông.(chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)
4. Hột vịt lộn

Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi

Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).

5. Bà Ba đi chợ

Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác)Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi. Bà Ba đi chợ ...

6. Bạn ơi hãy làm
Quản trò: Bạn ơi hãy làm
Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện)

7. Giặt áo, giặt quần

Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất cả cùng hô:"Giặt áo giặt quần
Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại)
Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều
vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú: mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía tay phải của mình) Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng mặt thì thôi.

b]8. Bắn tên:[/b]
Tất cả ngồi thành vòng tròn.Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B.
Vòng tròn hô: Một hai, một hai
B: B bắn C
Vòng tròn: Một hai
C: C bắn D
Vòng tròn: Một hai
...trò chơi càng lúc càng nhanh.

Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình.

9. Làm chậm sau một động tác:

Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2
cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.

Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.

10. Cá bơi:

Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)
Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)
Vòng tròn: Nước đây, nước đây.
Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra,nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước)
Vòng tròn: Cá đây, cá đây.
Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)
Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...
Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt
nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại -
nước)
Vòng tròn: Chiếu
Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)
Vòng tròn: Bùm
Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay
lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm


11. Chanh chua, cua kẹp:

Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái,tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.

Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi
hộp cho trò chơi.

12. Muỗi bay:

Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của
mình lên, đưa tay bay qua bay lại)
Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung
tung" lên thân thể của "nạn nhân".Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanhtay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình(nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

13. Sóng biển:

Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây.
Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình
tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)
(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)
Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi
lên, hụp xuống theo tiếng reo)
Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.
Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.

Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóng
Vòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên
càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )


14. Bỏ khăn:

Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ.

15. Tìm nhạc trưởng:

Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn.

16. Ta là Vua:

Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".
Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.
Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống,
hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua

17. Bội số của Bảy:

Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).
Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:

A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...
Nguyên tắc: những số tận cùng
là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.

Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...

Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị phạt ráng chịu

18. Trí nhớ dai:

Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như trong các loại thú, các loại hoa,...)
Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào một vật khác cùng chủ đề.
Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...
Phạt: như trò Bội số 7
Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật
đã được người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.

19. Tàu điện:

Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.

20. Tôi cần:

Quản trò: tôi cần, tôi cần.
Vòng tròn: Cần gì, cần gì.
Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực
hiện theo.

21. Trồng cây:
Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động
tác theo): Gieo hạt>
Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)
Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...
Vòng tròn hô theo:
Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn
một tí)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây
lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không
được đứng thẳng dậy)
Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá
liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung
rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
22. Người khổng lồ (hoặc
bước chân, hoặc mưa rào):
Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn,
mỗi khi chân Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay thấp thì Vòng tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì Vòng tròn vỗ tay nhanh và mạnh hơn.)

23. Bão thổi:
[color=#333333
Quản trò: Bão thổi, bảo thổi[/color]
Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai
Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không
được đứng gần nam,...)
Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)

24. Đoàn kết (hay Dính
chùm):

(trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)
Quản trò: Đoàn kết.
Vòng tròn: Thì sống
Quản trò: Chia rẻ.
Vòng tròn: Thì chết
Quản trò: Kết chùm
Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?
Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm
ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4 chân,...)
Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)

25. Vòng tròn nhấp nhô:

Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.
Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay về hướng của mình và đồng thời thổi còi.
26. Chim sổ lồng:
Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên
đối diện và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.

Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm lồng. Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

27. Mèo bắt chuột:


Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.

Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.


28. Mưa - nắng:

Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó từng cặp một lồng hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô "Nắng" thì tất cả những người đứng bên phải dùng sức, khom người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên lưng của mình (người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì người bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải trên lưng của mình.

29. Nói và làm ngược:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

30. Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

31. Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp
tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt,quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

32. Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2
lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui
rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi…”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như
nhóm nào không bắt được bài hát sẽ
bị phạt
33. Đấu Gà
Số người chơi : Hai em đại diện cho hai phe.

Cách chơi: Hai em đứng trong vòng tròn đường kính 1,5 m (nhớ chỉ đứng một chânmà thôi). Hai tay nắm để sau lưng . chỉ được dùng đầu vai để đẩy địch thủ ra khỏi vòng. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn là coi như bị thua cuộc.

34. Tìm Chiên Lạc

Số người chơi : Ba đội cử ra mỗi đội một người.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng xếp thành vòng tròn. Ba người được cử ra thì : một người làm chủ chiên, một người làm chiên lạc, và một người làm bò. Tất cả đều phải bịt mắt bằng khăn quàng, và chỉ có thể đi lại trong vòng tròn mà thôi. Người điều khiển thổi một tiếng còi thì bắt đầu chơi. Thỉnh thoảng con bò lại kêu “bò” và con chiên lại kêu “be” cho chủ chiên dễ tìm. Khi chủ chạm được chiên thì thắng cuộc, rủi đụng phải bò thì thua. Người ngoài nên giữ yên lặng và trật tự thì cuộc chơi mới vui.

35. Bội số

Số người chơi: không hạn chế nhưng không chơi nhiều quá.
Yêu cầu: Biết bội số là gì. Ví dụ bội số cho 2 là những
số chia hết cho 2. Mọi người có thể chơi bội số mấy cũng được, ở dưới đây ví dụ chơi bội số của 7.

Cách chơi: Tất cả mọi người ngồi vòng tròn và một người bắt đầu đếm từ 1, 2, 3 ... theo chiều kim đồng hồ. Đến người mang số thứ tự số 7 thì người đó không la lên mà là vỗ tay đồng thời vòng tròn đổi chiều, và người trước đó la số thứ tự 6 sẽ hô số thứ tự tiếp theo là 8 và cứ thế 9, 10, 11 ... cho đến số 14 thì lại đổi chiều và đến số 17 lại đổi chiều.
Luật chơi:
- Không suy nghĩ quá lâu.
- Nững người mang số thứ tự là bội số của 7 hoặc số có
tận cùng là số 7 (17, 27, 37) không hô lên mà vỗ tay. Đồng thời vòng tròn đổi chiều và người kế bên phải hô số tiếp theo.
36.Cất giấu đồ lậu:
. Số người chơi: 10 – 40
. Chỗ chơi: sân hoặc phòng rộng.
. Vật liệu: mỗi em 1 miếng giấy 1 tấc * 1 tấc.
. Cách chơi: giao cho mỗi em một miếng giấy, chia các em thành 2 phe.
Các em trong phe A phải giấu miếng giấy trong người như thế nào để cho bạn phe B không tìm ra. Việc thu miếng giấy chỉ được tiến hành trong 2 phút. Sau 2 phút, nếu tìm ra thì em phe B được 1 điểm, tìm không ra thì em phe A được 1 điểm. Rồi đến lượt em phe B giấu & phe A tìm. Phe nào nhiều điểm thì thắng cuộc. Và phe thắng lên ngựa cởi 1 vòng để kết thúc.

37. Choán chỗ:

Số người chơi: 10 – 40
Chỗ chơi: phòng rộng hoặc ngòai trời.Vật liệu: không.
Cách chơi: đứng vòng tròn xoay mặt vào bên trong; hai tay chắp sau lưng. Một em đứng ngòai vòng. Em đứng ngòai chạy vòng quanh và đập nhẹ vào tay 1 em nào đó, đập xong vẫn tiếp tục chạy. Em bị đập cũng chạy 1 vòng quanh nhưng theo chiều ngược lại. Như vậy 2 em cũng chạy đua về chỗ trống . Ai về sau phải tiếp tục chạy và đập tay vào người khác để tiếp tục trò chơi.

38. Đồng bạc cắc


Tương tự như trò tìm nhạc trưởng. Cũng 1 người được cử ra ngoài vòng tròn. Trong vòng tròn, mỗi người đặt 2 tay lên đùi. Tay trái ngửa, lòng bàn tay hơi co lại. Tay phải úp, chụm lại. Vòng tròn thay fiên nhau bắt bài hát. Tất cả mọi người đều làm động tác như bốc tiền từ tay trái của mình, bỏ sang tay trái của người bên cạnh, dù có hay không có đồng tiền trong tay. Người bị phạt tìm đúng người, thì người đó fải ra chịu fạt thay.
Chú ý: Vòng tròn càng khít càng tốt. Nên chọn đồng xu nhỏ (1000đ là tốt nhất), nếu không thì 200, 500 cũng được. (Ai dùng 5000đ thì mình cũng bó tay).

39. Luyện trí nhớ:

Số người chơi: 5 – 40
Chỗ chơi: trong phòng hoặc ngòai trời
Vật liệu: không.
Cách chơi: ngồi vòng tròn.
Trưởng đọc câu sau đây 3 lần, rất chậm. Xong rồi mỗi em nhắc lại 1 lần. Ai sai bị phạt chạy 1 vòng. Phạt xong trở lại chỗ cũ tiếp tục cuộc chơi.

"Dưa chuột chú ruột dưa gang
Dưa gang cùng nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột"
Lưu ý: đối với các đoàn HĐ người Việt ở nước ngòai, loại
trò chơi này giúp các em làm quen với trái cây Việt Nam, nói tên suôn sẻ các loại trái cây ấy.

40. Đường hiểm hóc:
Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.
Số người chơi:12 đến 40.
Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. mấy bạn này đứng cách nhau độ 7,8 thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.
Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.
Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.

42. Cướp cờ.
Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.Số người chơi: 20 sắp lên
Vật liệu: 8 cây cờ
Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ , cắm theo hàng ngang đều nhau.
Cách chơi: Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc.

43. Cua bò:
Chỗ chơi: San hoặc phòng rộng
Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.
Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau cùng phải
cõng người đầu tiên một vòng. nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.

44. Người què chơi bóng:

Chỗ chơi: Sân dài độ 20 thước
Số người chơi: 10-40
Vật liệu: Quả bóng tròn
Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn nào lượm được trước, ném về phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia lượm quả bóng và ném trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế mà mà tục ném bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà ném trở lại. Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường đích của đối phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném bóng qua phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng với bàn tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân chận lại để nó khỏi lăn xa.

45. Ai say ai tỉnh
Chỗ chơi: Sân rộng có một cây
Số người chơi 5-40
Vật liệu:Một vòng tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng
tròn trên vàomột cành cây cách mặt đất độ 1 thước 50.
Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.
Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.

46. Người cụt đội nón
Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
Số người chơi: 10-40.
Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dụng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón ên nghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi,chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình. đội nào làm xong trước thắng cuộc.

47. Gánh nước thi


Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
Số người chơi: 3-40 người
Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy
Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.

48. Mưa rơi :
Chỗ chơi : Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe
Cách chơi : Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhânh và lớn ( mưa lớn )
Chú ý : Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần,với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.
Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ là “ rì, rì...” và khi mưa lớn là “ u,u...” liên tưởng có gió lớn.

49. Ban nhạc hòa tấu :
Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và
khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ...” và trò chơi được tiếp tục.

50. Nhà báo tìm dũng sỹ
Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ). Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ. Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định.
Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.

51. Tập tự chủ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò
Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.

52. Nhóm yêu thích
Quản trò chia vòng tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.
Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tên tựa đề phiam hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các
kiểu như sau :
a. Nói địa danh
b. Tên danh nhân, nhân vật lịch sử
c. Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “ Sông “...

53. Bảo vệ ngọn cờ vinh quang
Vật dụng : 01 cây cờ có cán
Số lượng : 20 - 30 người
Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò đứng giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và trò chơi tiếp tục. Quản
trò sẽ vào vị trí người số 11 và mang số 11.
Chú ý : Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả...

54. Tìm bạn bằng nửa trái tim :

Địa điểm : Chơi ở trong phòng
- Chuẩn bị : cắt những trái tim bằng giấy màu, khoảng 4 màu ( số lượng bằng ½ số người chơi ) Sau đó dùng kéo cắt hình răng cưa chia trái tim ra làm 2. Chú ý cắt làm sao cho không có đường cắt nào là giống nhau. Một nửa thì ghi chữ Nếu, một nửa ghi chữ Thì.
Cách chơi : người điều khiển chia người chơi thành 2 nhóm, sau đó phát cho 1người một nửa trái tim. Một người viết vào nửa trái tim theo yêu cầu ( nếu hoặc thì )
Sau khi mọi người viết xong, quản trò hô : hãy tìm bạn bằng nửa trái tim.
Người chơi nhanh chóng tìm được bạn mình bằng cách so nét cắt của hai nửa khớp nhau. Quản trò chọn 10 cặp nhanh nhất, bình luận từng cặp một xem thử Nếu, Thì của cặp nào có duyên và có ý nghĩa nhất. Trao phần thưởng, trò chơi kết thúc.

55. Con đường lịch sử
Chỗ chơi : Một con đường tối, ban đêm
Số người chơi : 10 đến 40
Vật liệu : Nhiếu miếng giấy trắng nhỏ
Xếp đặt : Trò chơi ban đêm, Hai bên hoặc chỉ một bên con đường. Quản trò đã để sẵn ở mỗi đoạn một miếng giấy nhỏ. Có thể để trên mặt đất hoặc móc trên cành cây, cách mặt đất độ dài khoảng 1 mét.
Cách chơi : Tất cả các bạn chơi phải chạy thật mau từ đầu đường đến cuối đường. Trong lúc chạy, các em phải đếm mấy tờ giấy đặt hai bên đường. đến đích, quản trò sẽ cho hai điểm : một điểm về thời gian chạy mau hay lâu, một một điểm tùy theo kê sai số giấy đã đặt. Người chạy lâu nhất không có điểm nào. Mấy người khác, cứ kể chạy mau hơn được bao nhiêu người thì được bấy nhiêu điểm. về điểm
thứ hai, thì kê được bao nhiêu tờ giấy được bấy nhiêu điểm. Nhưng đếm dư 1 tờ phải trừ 2 điểm. Để tự kiểm điểm, nên cho chạy từng em một, em này sau em kia một phút hoặc 30 giây nếu đường ngắn.
Trong lúc chạy không được đụng đến mấy tờ giấy để dọc đường.

56. Đầu voi đuôi chuột
Chỗ chơi : sân hoặc phòng
Số người chơi : 10 hoặc 40.
vật liệu : Mỗi đội 1 tờ giấy và một bút chì.
Xếp đặt : Ngồi vòng tròn. Chơi từng đội nếu quá 10 người.
Cách chơi : Quản trò chuyền tay một tờ giấy trắng. Mỗi người phải viết một câu trả lời câu hỏi của quản trò, nhưng không được xem mấy câu trả lời trước
Ví dụ : Quản trò hỏi : lựa hai tên. Họ làm gì ? Với gì ? Ở đâu ? Họ thấy gì ? Nghề gì ? Rồi làm gì ? Và kết quả ra sao ?
Sâu cùng quản trò đọc các câu trả lời liên tiếp lên để cùng nhau biết câu
chuyện.

57. Đặc công còi
Quản trò chia các bạn tham gia thành hai phe A và B, đứng trên hai mức vạch cách nhau khoảng từ 7 đến 10 người. Giữa khoảng cách đó, quản trò vẽ một vòng tròn để gài mìn. Mỗi phe đếm số từ 1 đến hết. Quản trò đứng trong vòng tròn làm trọng tài. Bên A già mình trước bằng cách cử người đến nói nhỏ với trọng tài rằng mình gài mìn số 4, rồi chạy về chỗ. nếu bên B đưa đặc công mang số khác 4 lên thì sẽ gỡ được, còn nếu đưa đúng số 4, “ mìn “ sẽ nổ và đặc công đó bị chết. Như vậy, bên A có quyền gài thêm một trái mìn nữa. Nếu ngược lại mìn không nổ, bên B được quyền gài lại bất cứ số nào ở bên A.
Bên nào đặc công gỡ được nhiều mìn sẽ thắng.
Để trò chơi thêm hào hứng, các bạn có thể quy định về thời gian.
Nếu đông người chơi, hai bên có thể gài hai đến ba trái mìn và cử hai, ba
đặc công gỡ mìn.

58. Vì vinh dự Hội
Địa điểm : ngoài trời
Chuẩn bị : 2 quả bóng
Cách chơi : Người chơi được chia thành 2 đội ( mỗi đội khoảng từ 10 -1 5
người ) Hai đội đứng lẫn lộn trên sân. Tùy số lượng gnười chơi mà quản trò quy định câu khẩu hiệu ngắn hoặc dài.
Ví dụ :
Vì vinh dự hội
Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thanh niên anh dũng tiến lên.......
Nghe tín hiệu bắt đầu chơi, đội trưởng của 2 đội lập tức chạy đến quản trò để nhận bóng. Sau đó chuyền cho đồng đội của mình. Người đầu tiên nhận được bóng hô “ Vì “ và chuyền cho người thứ hai, người thứ hai chụp đựoc bóng thì hô tiếp “ Vinh “...và tiếp tục chuyển cho người khác.
Đội nào thực hiện đúng quy định và hô xong khẩu hiệu trước là thắng cuộc.
+ Lưu ý:
-Ai nhận được bóng phải hô to để quản trò theo dõi chấm điểm, bóng rơi phải hô lại từ đầu.
-Hai đội có thể cử một số người chuyên đi cướp bóng của đội khác, và có thể cùng một lúc chuyền trong đội bóng mình 2 quả bóng.
-Người cuối cùng của một câu khẩu hiệu sau khi nhận được bóng và hô xong chữ cuối cùng phải lập lại toàn bộ câu khẩu hiệu ( được 1 điểm )...sau đó, tiếp tục chuyền, trò chơi tiếp tục cho đến lúc có đội đạt 10 điểm (hoặc trong thời gian 5 phút).

59. Đi trên giấy
Cách chơi : các bạn tham gia trò chơi ( không hạn chế số lượng ) được chia làm nhiều đội bằng nhau. Mỗi bạn chuẩn bị hai tờ giấy vừa bằng bàn chân, các đội xếp hàng dọc ngay vạch xuất phát, vạch đích cách vạch xuất phát từ 5 đến 10 mét. Khi có lệnh của quản trò, bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến đích bằng cách : đặt miếng giấy xuống đất, chân bước đạp lên, sau đó đặt tiếp miếng giấy thứ hai xuống và bước chân còn lại lên đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt lên trên. Cứ như thế, các bạn tiếp tục đi đến đích. Khi bạn thứ nhất đã đi đến nơi, bạn tiếp theo của mỗi đội lại bắt đầu đi như trên, cho đến người cuối cùng. Đội nào đến đích trước sẽ thắng.
Luật chơi : Khi bước đi, một chân các bạn phải đạp lên giấy và chân kia
không được chạm đất. Nếu chạm đất sẽ bị trừ một điểm.

60. Đối đáp
Người chơi được chia thành 2 nhóm, lần lượt đối đáp theo 3 câu sau :
Con cò con cõng con cò cái
Con cò cái cõng con cò con
Cò cõng cò, cái cõng cái
Các nhóm lần lượt đọc to 3 câu trên với việc thay thế động từ cõng bằng các động từ khác có chữ cái đầu tiên là C. Ví dụ : cười, cầm, cắp, cho...Nhóm nào dùng động từ lặ lại động từ đã được 2 nhóm trước sử dụng trước đó hoặc tìm không ra động từ mới thì bị thua.
Chú ý : để trò chơi thêm hấp dẫn có thể thay thế chữ cái đầu tiên của động từ bằng các chữ cái khác theo quy ước của quản trò như A, B, D...

61. Chiếm vị trí
Chuẩn bị : Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính sao cho từ 1 đến 5 người có thể đứng được trong vòng tròn, tùy số lượng người chơi mà có thể vẽ nhiều hoặc ít.
Cách chơi : Cả tập thể có thể đi theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát một bài.
Quản trò hô to “ Vào 3 ( một số bất kỳ từ 1 đến 5 )
Người chơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người có trong vòng tròn là 3 ( tùy theo yêu cầu của quản trò )
Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của quản trò hoặc không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt.
Quản trò hô “ ra “, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh vào của quản
trò
Chú ý : Trò chơi có thể biến đổi bằng cách từng nhóm đi vòng tròn theo bài hát quanh một vòng tròn bằng ghế, số ghế ít hơn số người và cũng dành chỗ khi người quản trò yêu cầu.

62. Phép lịch sự
Người chơi thực hiện theo mệnh lệnh của quản trò, nếu trong đó có chữ mời,không thực hiện nếu thiếu chữ “ mời “.
Ví dụ : Mời các bạn đứng lên - mọi người đứng lên
-Tất cả ngồi xuống - không ai thực hiện vì không có chữ mời, ai phạm luật sẽ bị phạt.
Chú ý : Quản trò vừa nói vừa làm động tác kể cả lúc không có chữ mời để đánh lừa người khác.

63. Cùng chạy về thủ đô:
Cách chơi : Chia thành 4 nhóm, hai nhóm được cử làm hai đoàn tàu. Số còn lại làm hai đường tàu hình chữ S. Mỗi bạn đứng cách nhau một khoảng cách đủ để đoàn tàu đi len vào giữa. Các bạn làm đoàn tàu
ôm eo hoặc để tay lên vai nhau. Khi tiếng còi báo hiệu giờ khởi hành vừa dứt,lập tức hai đoàn tàu di chuyển vào hai đường chữ S bằng cách đi len vào khoảng giữa hai bạn đứng làm đường tàu. Cả hai phải đi từ trên xuống dưới rồi trở về lại chỗ cũ. nếu đoàn tàu không đụng, không bị đứt đoạn và đi nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Luật chơi :
-Đoàn tàu bị đứt đoạn sẽ phải về vị trí cũ, nối lại “ toa “ và tiếp tục hành trình.Nếu sau ba lần di chuyển mà vẫn thua thì sẽ bị phạt.

64. Mắt xích bền bỉ :
Cách chơi : Hai nhóm ngồi cách nhau 10 mét theo hàng ngang, chính giữa có để vật dụng chơi như cục gạch, cái khăn, cành hoa...Khi có lệnh xuất phát, từng nhóm các bạn móc xích với nhau ( tức ngoắt cánh tay vào nhau ) và bắt đầu nhảy ếch đến vật dụng. Đội nào về tới đích cầm vật lên trước là thắng cuộc
Luật chơi :
-Đội thắng cuộc được tính ba điểm
- Đội nào mắt xích bị đứt, bị trừ một điểm (trò chơi sẽ hấp dẫn nếu nhảy sang ngang).

65. Bắt cá:

Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng
tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá,
nhiều quá.
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội. Khi thi đấu các đội sẽ ngồi theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước, hai tay của người ngồi trước nắm lấy chân của ngồi sau. khi nghe lệnh xuất phát , các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên thắng cuộc và được vào vòng trong.
Luật chơi: các đội phải giữ nguyên hàng như đã sắp trong suốt quá trình
đua, đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại

66.Con tàu tìm báu vật
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội Mỗi đội đứng xếp thành một hàng dọc để làm thành những đoàn tàu, tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm thuyền trưởng tàu. Mỗi đội được qui định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, cái nón … để cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
Ví dụ: nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái ,nếutrưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải, nếu trưởng tàu đập lên cả hai vai thì tàu đứng yên. Người nào nhận được ám hiệu xong thì chuyển tín hiệu cho người đứng trước mình theo cách tương tự tàu sẽ di chuyển . Tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó sẽ thắng.
Luật chơi: không dùng lời nói để điều khiển ai vi phạm sẽ bị loại khỏi vòng thi đấu.

67. Chuyển thun trên lưng ngựa
Chuẩn bị : tăm tre , thun.
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 20 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 03 đội, một người cõng một người, người được cõng sẽ ngậm một tăm tre, quản trò cấp 10 cọn



 

BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Các câu hỏi thường gặp
CLB Trẻ 1806
Forumotion Phpbb2 - Rip by Anh Đào
© 2010 - 2011 Phát triển bởi admin và các thành viên trong Forum.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Forum được hiển thị tốt nhất trên hầu hết trình duyệt với độ phân giải 1024x768.
Câu Lạc Bộ Trẻ 1806 - Phường EaTam - TP. Buôn Ma Thuột.
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất